Monday, January 12, 2009

Thêm 2 ngân hàng ngoại được cấp phép hoạt động tại Việt Nam

(CafeF) - Hôm nay (29/12), Thống đốc NHNN cấp phép cho 2 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, đưa con số Ngân hàng ngoại được cấp phép năm 2008 lên 5 Ngân hàng.

Hai ngân hàng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép thành lập là Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam, Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hong Leong Việt Nam.

Hai ngân hàng trên được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có con dấu riêng và có tài khoản được mở tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Vốn điều lệ của Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Shinhan Việt Nam là 1.670 tỷ đồng Việt Nam do Ngân hàng Shinhan (Hàn Quốc) cấp.

Vốn điều lệ của Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên Hong Leong Việt Nam là 1000 tỷ đồng do Ngân hàng Hong Leong Bank Berhad (Malaysia) cấp.

Về nội dung hoạt động, Shinhan Bank (Vietnam) và Hong Leong (Vietnam) được thực hiện các nghiệp vụ như: Huy động vốn; hoạt động tín dụng; dịch vụ thanh toán và ngân quỹ; và các hoạt động khác, được quy định cụ thể trong Giấy phép.

Đối với việc cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường trong nước, 2 Ngân hàng trên chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đủ điều kiện. Đối với việc cung ứng dịch vụ ngoại hối trên thị trường quốc tế, 2 Ngân hàng trên chỉ được thực hiện sau khi được Ngân hàng Nhà nước xác nhận đăng ký.

Ngoài các hoạt động nêu trên, 2 Ngân hàng được thực hiện các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại, khi có nhu cầu và được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản hoặc khi đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định Ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thực hiện các nghiệp vụ đó.
Thời hạn hoạt động của 2 Ngân hàng tại Việt Nam là 99 năm và loại hình hoạt động là ngân hàng thương mại.

Như vậy, trong năm 2008, NHNN đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 5 NH 100% vốn nước ngoài là HSBC, Standard Chartered, ANZ, Shinhan và Hong leong ; cấp phép hoạt động cho 4 chi nhánh ngân hàng nước ngoài và 3 công ty tài chính 100% vốn nước ngoài; cấp phép mở 6 văn phòng đại diện và thu hồi giấy phép 2 văn phòng đại diện khác.

3 ngân hàng lớn nhất Việt Nam công bố kết quả kinh doanh 2008

Hệ thống ngân hàng Việt Nam trải qua một năm đầy biến động nhưng những kết quả kinh doanh 2008 do chính các ngân hàng công bố cho thấy nhiều tín hiệu khả quan.

Theo kết quả kinh doanh năm 2008 mà Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) công bố ngày 11/1, tổng tài sản của ngân hàng này tăng 18%, vốn tự có đạt hơn 10.800 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1.563 tỷ đồng; trích dự phòng rủi ro 1.500 tỷ đồng.

Tính đến hết 31/12/2008, Vietinbank đạt số dư nguồn vốn huy động 174,6 nghìn tỷ đồng, trong đó số dư vốn VND là 146,1 nghìn tỷ đồng, tăng gần 20 nghìn tỷ đồng so với đầu năm.

Dư nợ cho vay và đầu tư đạt 180,3 nghìn tỷ đồng, tăng gần 27,8 nghìn tỷ đồng; hoạt động cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng 92% tổng tài sản có. Cũng tính đến hết năm 2008, dư nợ cho vay nền kinh tế của Vietinbank đạt 119,9 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4%; nợ xấu là 1.303 tỷ đồng, chiếm 1,09% tổng dư nợ…

Trước đó, vào ngày 10/1, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) công bố kết quả kinh doanh năm 2008, với tổng nguồn vốn tài sản đạt 386,8 nghìn tỷ đồng, tăng 18,3% so với đầu năm (nguồn vốn tự có đạt 20.989 tỷ đồng, tăng 9,7%); lợi nhuận trước thuế tăng 43%; quỹ tiền lương tăng 32%. Lãi suất đầu vào thực tế bình quân/tháng tăng 0,3%; dư nợ cho vay, đầu tư tăng trưởng 14,2% so với năm 2007.

Đặc biệt, năm 2008 Agribank giảm tuyệt đối nguồn vốn vay Ngân hàng Nhà nước tới 99% (hiện chỉ còn 25 tỷ đồng).

Năm 2008, tổng tài sản của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đạt trên 243,8 nghìn tỷ đồng, huy động vốn đạt 201,1 nghìn tỷ đồng, tổng tín dụng đạt 158,4 nghìn tỷ đồng, dư nợ tín dụng cho vay nền kinh tế đạt 149,4 nghìn tỷ đồng, kiểm soát tăng trưởng tín dụng theo đúng chỉ đạo, kiềm chế tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức 27%. Năm qua, thu dịch vụ ròng của ngân hàng này đạt 1.953 tỷ đồng, doanh số mua bán ngoại tệ ước đạt 41 tỷ USD…

Bên cạnh đó, các ngân hàng như: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội (HabuBank) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB)… vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2008.Tổng vốn điều lệ của HabuBank đạt 2.800 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 24.863 tỷ đồng, tổng huy động vốn ước đạt 19.758 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 525 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2008, vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt 2.526 tỷ đồng; tổng tài sản 38.598 tỷ đồng, vượt 49% so với năm 2007; tổng huy động vốn 34.392 tỷ đồng, vượt 51% so với năm 2007; dư nợ tín dụng 23.278 tỷ đồng, vượt 20% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 658 tỷ đồng, vượt 83% so với năm 2007 và vượt kế hoạch lợi nhuận điều chỉnh 2008.

Tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới tiếp tục kéo dài sang năm 2009, nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục gánh chịu tác động xấu từ bên ngoài.

Thị trường xuất khẩu bị co hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, đà tăng trưởng kinh tế giảm, thị trường bất động sản khó có khả năng phục hồi sớm… là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng, chất lượng tín dụng cũng như thu hồi nợ xấu.

Đặc biệt, sự có mặt của các ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài sẽ đẩy mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng mạnh mẽ hơn, nhất là lĩnh vực cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói, tiên tiến.

Trong bối cảnh đó, nhiều ngân hàng đã đề ra phương hướng nhiệm vụ trong năm 2009, nhằm nỗ lực phấn đấu ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội.

Vietinbank phấn đấu đạt tổng nguồn vốn huy động tăng 22%; tổng dư nợ đầu tư và cho vay nền kinh tế tăng 22%, trong đó cho vay nền kinh tế tăng 25%; lợi nhuận sau thế đạt 2.500 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc Agribank lại chỉ đạo toàn hệ thống tập trung sức mạnh triển khai thành công các nhóm giải pháp trong gói kích cầu của Chính phủ, nhất là các giải pháp liên quan đến chính sách tiền tệ…

Wednesday, October 1, 2008

Điểm khác biệt của khủng hoảng tài chính Mỹ

Điều gì đã góp phần tạo nên sự khác biệt ở cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, ngoại trừ quy mô kinh tế của đất nước này?

Nhìn lại các cuộc giải cứu thị trường tiêu biểu

Xét về quy mô vốn để giải cứu thị trường, có ba cuộc khủng hoảng - không kể khủng hoảng tài chính hiện tại ở Mỹ - được xem là tốn kém nhất thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai.

Đó là cuộc khủng hoảng nợ ở các nước Mỹ Latin và châu Phi năm 1982, cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Mexico năm 1994 và khủng hoảng tài chính gần đây nhất ở Đông Á năm 1997.

Năm 1989, sau nhiều năm gia hạn nợ không thành, theo kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Nicholas Brady đề xuất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Nhật Bản mỗi bên đã đóng góp 10 tỷ USD để xóa nợ cho những nước nghèo ở Mỹ Latin và châu Phi.

Năm 1994, nhằm giúp Mexico (thực ra là một thị trường lớn của Mỹ) ổn định tiền tệ và kinh tế, Mỹ móc hầu bao 20 tỷ USD và IMF cho vay 18 tỷ USD đối với Mehico. Tổng số tiền này chỉ khoảng một phần ba số tiền 112 tỷ USD mà IMF đã cho ba nước Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan vay năm 1997.

Tuy nhiên, kế hoạch giải cứu thị trường tài chính được đệ trình Quốc hội Mỹ còn lên đến 700 tỷ USD, mặc dù đã không đạt được đủ số phiếu thuận ở Hạ viện Mỹ vào phút cuối.

Điều gì đã góp phần tạo nên sự khác biệt ở cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, ngoại trừ quy mô kinh tế của đất nước này?

Sau cuộc tấn công khủng bố năm 2001, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã cắt giảm lãi suất một nửa, chỉ còn 1,75% nhằm thúc đẩy tăng trưởng, mức lãi suất danh nghĩa này đã tạo ra lãi suất thực âm. Thêm vào đó, trong những năm cuối cùng của nhiệm kỳ, chính quyền Bill Clinton đã ban hành một đạo luật tái phát triển cộng đồng tập trung vào mục tiêu xã hội là giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Hai yếu tố này đã thúc đẩy dân chúng vay tiền ngân hàng mua nhà. Mặt khác, các ngân hàng cũng sẵn lòng cho vay, cả với những khách hàng có hạng mức tín nhiệm dưới chuẩn, vì ỷ lại sự bảo đảm ngấm ngầm từ Chính phủ mà hiện thân là hai công ty Fannie Mae và Freddie Mac.

Sự gia tăng tín dụng mua nhà trong suốt gần ba năm từ 2002 đến 2005 đã đẩy giá nhà ở lên cao tạo nên bong bóng giá bất động sản và quả bong bóng này bắt đầu xì hơi khi FED tăng lãi suất lên 5,25% vào cuối năm 2006.

Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một yếu tố đặc thù của khủng hoảng tài chính Mỹ. Nhớ lại khủng hoảng tài chính ở Đông Á năm 1997, tín dụng ngân hàng vẫn bùng nổ, dòng vốn ngoại ồ ạt đổ vào tài trợ cho những nền kinh tế tăng trưởng thần kỳ dựa vào xuất khẩu. Bong bóng bất động sản phình to và cũng xì hơi khi các khoản vay ngân hàng đáo hạn cùng với mức cung vượt quá xa mức cầu.

Có thể nói, yếu tố làm nên sự khác biệt (và góp phần tạo nên sự trầm trọng) của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ là do các phát kiến tài chính. Cụ thể là các công cụ tài chính phái sinh dựa trên tài sản thế chấp. Các công cụ này chưa từng được (phép) sử dụng ở các quốc gia Đông Á hơn một thập kỷ trước.

Gốc rễ khủng hoảng

Trở lại với hai công ty Fannie Mae và Freddie Mac. Hai công ty này được chính phủ bảo trợ để mua các khoản cho vay có thế chấp, phần lớn là từ các ngân hàng thương mại, sau đó bán lại trên thị trường. Những ngân hàng dùng tiền thu được tiếp tục cho vay. Fannie Mae và Freddie Mac nắm giữ đến 70% các khoản đảm bảo cho vay mua nhà ở Mỹ.

Việc mua bán các khoản nợ này, trong đó có nhiều khoản nợ dưới chuẩn mà các ngân hàng muốn bán đi để làm đẹp bảng cân đối tài sản, được bôi trơn và đánh bóng bởi những ngân hàng đầu tư lớn ở Phố Wall thông qua phát kiến tài chính của chính họ: chứng khoán hóa các tài sản thế chấp.

Những ngân hàng đầu tư gộp các loại tài sản khác nhau với chất lượng khác nhau và phát hành chứng khoán dựa trên sự đảm bảo bằng các tài sản đó và, dường như, làm như vậy sẽ giảm đi rủi ro tiềm tàng so với việc phát hành chứng khoán chỉ dựa vào từng loại tài sản riêng lẻ.

Các loại chứng khoán từ tài sản tổng hợp được các ngân hàng đầu tư phát hành cho công chúng, các ngân hàng ở Mỹ và các định chế tài chính trên toàn cầu, trong đó có nhiều định chế không được giám sát chặt chẽ như ngân hàng. Điều này vô hình chung đưa rủi ro dịch chuyển từ ngân hàng sang các tổ chức khác.

Chính các công cụ này là một vòi bơm hơi vào quả bóng giá tài sản khi nó được quay vòng: cho vay thế chấp - chứng khoán hóa các khoản cho vay - dùng tiền thu được tiếp tục cho vay.

Khi lãi suất gia tăng, quả bóng xì hơi vì thị trường nhà ở tuột dốc, kéo theo sự tuột dốc của giá các loại chứng khoán. Giá trị thị trường của những ngân hàng đầu tư rớt thảm mà phát súng mở màn ở Mỹ là sự đổ vỡ của của ngân hàng đầu tư Bear Stearns.

Tiếp đó là sự đổ vỡ hàng loạt các công ty cho vay kinh doanh bất động sản, ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, ngân hàng tiết kiệm, công ty bảo hiểm... như Fannie Mae và Freddie Mac, Lehman Brothers, AIG...

Bên ngoài nước Mỹ, ảnh hưởng rõ ràng và sớm nhất của cuộc khủng hoảng là ngân hàng Northern Rock ở Anh vào tháng 9 năm ngoái. Có một điều thú vị là, cho đến thời điểm đó, Northern Rock không hề gặp khó khăn liên quan đến các danh mục cho vay thế chấp mà là tình trạng thiếu thanh khoản do ngân hàng này chủ yếu dựa vào thị trường liên ngân hàng để huy động vốn.

Tính chất phức tạp của quá trình chứng khoán hóa đã tạo ra một đặc tính chưa có tiền lệ trong cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và làm cho việc đánh giá các khoản nợ dưới chuẩn cùng quy mô bất ổn trở thành một thách thức khôn lường.

Hiệu ứng domino đã phát tán, ảnh hưởng đến ngân hàng Bradford & Bingley ở Anh và Fortis ở châu Âu. Nhằm kìm hãm cơn sóng ngầm, sự hiệp lực, cả về kế hoạch tài chính lẫn chính sách tiền tệ, của hai bờ Đại Tây Dương là một việc cấp bách.

Tuy nhiên, đó lại là một chuyện tương đối xa vời, vì mấy hôm trước, người Mỹ đã lên tiếng nhưng Tây Âu muốn giải quyết vấn đề theo cách của họ. Hơn thế nữa, khó có thể kêu gọi sự đồng thuận từ bên ngoài khi mà chia rẽ còn nằm ngay trong lòng nước Mỹ, mà minh chứng rõ nét là sự thất bại ngay khi còn trên bàn giấy của kế hoạch giải cứu thị trường.

Sunday, July 27, 2008

HSBC và những nhận định!

HSBC và những nhận định!
HSBC và những nhận định!
Việc dự báo là vô cùng khó khăn và rủi ro, đặc biệt là dự báo về các TTCK mới nổi.
Ngày 7/7 vừa qua, HSBC ra một báo cáo trong đó có nhận định VN-Index cuối năm 2008 và năm 2009 sẽ lần lượt là 400 điểm và 450 điểm.

Các báo cáo của HSBC thường nhận được nhiều sự quan tâm của giới đầu tư trong và ngoài nước, nhất là khi HSBC đưa ra dự báo bằng những con số, điều mà ít thấy những tổ chức khác làm được.
Tuy nhiên, để độc giả có cái nhìn đa chiều về báo cáo của HSBC, chúng tôi xin giới thiệu bài phân tích và so sánh những nhận định của HSBC với thực tiễn Việt Nam.
Chúng tôi đã tổng hợp các báo cáo của HSBC nhận định về VN-Index trong thời gian gần đây (xem bảng 1) và thấy rằng, thời điểm HSBC vẫn giữ nhận định VN-Index cuối năm 2008 sẽ đạt 1.100 điểm là ngày 20/3/2008.
Thời điểm đó, VN-Index đang ở mức 509 điểm và nền kinh tế bắt đầu bị cơn lốc lạm phát hoành hành với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2008 tăng 2,99% so với tháng trước (tăng 19,4% so với tháng 3/2007, tăng 9,19% so với tháng 12/2007).
Một tháng sau, HSBC đã hạ mức dự báo VN-Index xuống còn một nửa với 600 điểm cho năm 2008 và 750 điểm cho năm 2009.
Đặc biệt, trong báo cáo ngày 8/5/2008, HSBC nhận định, VN-Index đã chạm "đáy" 500 điểm, nhưng chỉ sau đó vài ngày, ngưỡng kháng cự 500 điểm đã bị phá vỡ nhanh chóng và đáy gần đây nhất là 366 điểm.

Bảng 1: HSBC dự báo VN-Index và khuyến nghị tỷ trọng đầu tư

Thi đim
đưa ra báo cáo

Tỷ trọng đầu tư

Dự báo VN-Index

VN-Index (thời điểm báo cáo thực hiện)

Cuối 2008

Cuối 2009

Cuối 2007

0,5%

1.100

1.300

930

20/3/2008

0,5%

1.100


588

Hết Quý I/2008

1 %

600

750

509

8/5/2008


500 là “đáy”


507,94

30/5/2008

1%

600


421

Hết Quý II/2008

0%

400

450

393

Vẫn giữ nguyên nhận định cuối năm 2008 VN-Index sẽ đạt 600 điểm, trong báo cáo ra ngày 30/5/2008 (VN-Index đang ở mức 421 điểm), HSBC đã khuyến nghị tỷ trọng đầu tư vào TTCK Việt Nam là 1%, thể hiện sự đánh giá cao về tiềm năng sinh lời, trong khi tỷ trọng tiêu chuẩn Việt Nam vẫn đang là 0%.
Nhưng chỉ sau đó hơn 1 tháng, ngày 7/7/2008, HSBC lđưa ra dự báo VN-Index chỉ đạt 400 điểm vào cuối năm 2008 và 450 điểm cuối năm 2009, bằng 1/3 so với dự báo trước đó gần 4 tháng.
Một biên độ dao động rất lớn trong một thời gian ngắn. Đồng thời, HSBC khuyến nghị hạ tỷ trọng đầu tư vào TTCK Việt Nam xuống còn 0%.
Lưu ý, trong báo cáo ngày 29/2/2008, HSBC đã đưa Việt Nam vào danh sách 6 nước nên tăng thêm tỷ trọng đầu tư và nhận định, những khoản đầu tư đó sẽ đem đến lợi nhuận cao hơn ít nhất 5% so với lợi nhuận yêu cầu trong quãng thời gian 12 tháng.
Dẫu biết rằng, những nền kinh tế mới nổi như Việt Nam có nhiều biến động, nhưng với vị thế và kinh nghiệm của HSBC thì dường như họ đang có biểu hiện hy vọng nhiều và rồi thất vọng quá nhiều!
Bảng 2 cho thấy, đến thời điểm ngày 2/4/2008, HSBC vẫn không có cái nhìn tiêu cực về kinh tế Việt Nam với số liệu dự báo lạm phát năm 2008 là 16% và năm 2009 là 11%, trong khi vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP trong 2 năm lần lượt là 8,3% và 7,8%, những con số có thể nói là rất lạc quan.
Sau đây là quá trình thay đổi nhận định của HSBC về lạm phát và tăng trưởng GDP của Việt Nam:

- Về lạm phát: ngày 10/3/2008, khi lạm phát bắt đầu có dấu hiệu bùng nổ sau 2 tháng Tết Nguyên đán, HSBC vẫn dự báo lạm phát năm 2008 của Việt Nam là 11% và năm 2009 giảm còn 7%. Trong khi đó, CPI tháng 2/2008 đã tăng 3,56% so với tháng trước (tăng 15,67% so với tháng 2/2007, tăng 6,02% so với tháng 12/2007). Như vậy, tại thời điểm ngày 10/3/2008, HSBC nhìn nhận kinh tế Việt Nam vẫn rất lành mạnh và đầy triển vọng.

Tuy nhiên, chỉ sau đó 23 ngày (ngày 2/4/2008), khi CPI tháng 3/2008 của Việt Nam tăng 2,99% so với tháng trước (tăng 9,19% so với tháng 12/2007), HSBC đã nâng dự báo lạm phát Việt Nam từ 11% lên 16% trong năm 2008 và từ 7% lên 11% trong năm 2009. Và tiếp sau đó hơn 1 tháng, ngày 8/5/2008, HSBC đã nâng dự báo lạm phát của Việt Nam trong năm 2008 lên 40%, tương đương với một nền kinh tế khủng hoảng.

Như vậy, riêng về dự báo lạm phát, các con số đã gia tăng theo cấp số nhân, cùng với quá trình các chỉ số CPI của Việt Nam được công bố. Như vậy, có thể thấy, HSBC đã không dự báo được một cách tương đối chính xác lạm phát trong tương lai gần.

- Về tăng trưởng GDP: ngày 5/2/2008, HSBC vẫn lạc quan về kinh tế Việt Nam khi đưa ra nhận định GDP sẽ tăng 8,5% trong năm 2008. Sau đó 2 tháng (ngày 2/4/2008), HSBC có giảm nhẹ mức dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam xuống còn 8,3% cho năm 2008 và 7,8% cho năm 2009, trong khi lạm phát vẫn được dự báo ở mức cao.
Có thể thấy, những con số mà HSBC dự báo về tăng trưởng GDP của Việt Nam ngày 2/4/2008 là cách xa với thực tế và quá tích cực, bởi tăng trưởng GDP 3 tháng đầu năm của Việt Nam là 7,4% và Chính phủ đã hạ mục tiêu tăng trưởng xuống 7% để kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội.
Có thể những chuyên gia của HSBC khi lập báo cáo đã có trạng thái tâm lý như ông Pincus, chuyên gia kinh tế trưởng UNDP tại Hà Nội miêu tả: "Họ từng nói về một Việt Nam như con hổ mới Á châu, sự kỳ diệu mới trong phát triển kinh tế châu Á, tức là tựa như tâm lý tuổi mới lớn, lúc thì yêu hết mình, lúc thì chỉ như muốn tự vẫn ngay lập tức".
Ở đây, chúng tôi băn khoăn về nguồn thông tin đầu vào của HSBC để đưa ra dự báo, dẫn tới sự thay đổi nhanh và mạnh nói trên.
Cần phải nói thêm rằng, HSBC giả định chỉ tiêu lãi trên cổ phiếu (EPS) của các công ty niêm yết trên Sở GDCK TP. HCM tăng trưởng 30% trong năm 2007, nhưng phân tích sau đó lại đưa ra con số 41%, cao gấp rưỡi giả định.
Hơn nữa, ngày 8/1/2008, HSBC nhận định VND sẽ tăng giá so với USD là 1% và 2% lần lượt trong năm 2008 và năm 2009.
Nhưng với lạm phát cao như hiện nay và tăng trưởng giảm, kết hợp với tỷ giá niêm yết và tự do đều tăng cao so với đầu năm (tức VND giảm giá so với USD), có thể nói, việc VND có giá hơn so với USD là điều khó thể xảy ra vào thời điểm cuối năm 2008.
Bảng 2: HSBC dự báo lạm phát và tăng trưởng GDP của Việt Nam

Thời điểm

Lạm phát

Tăng trưởng GDP

05/2/2008


2008: 8,5%

10/3/2008

2008: 11%

2009: 7%

2008: 8%

2009: 8%

02/4/2008

2008: 16%

2009: 11%

2008: 8,3%

2009: 7,8%

08/5/2008

2008: 40%


Thay lời kết, chúng tôi muốn nói rằng, việc dự báo là vô cùng khó khăn và rủi ro, đặc biệt là dự báo về các TTCK mới nổi. HSBC trong báo cáo ngày 29/2/2008 đã nhận định, TTCK châu Á nhiều khả năng tăng chứ không phải là bull-trap (tăng giá giả tạo) khi chỉ số MSCI châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) tăng 13% từ khi chạm "đáy" ngày 22/1/2008, nhưng thực tế lại không phải vậy.
Do đó, theo chúng tôi, mọi báo cáo đều mang giá trị tham khảo và nhà đầu tư không nên đặt niềm tin thái quá vào bất kỳ báo cáo nào. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi khó có thể chia sẻ các ý kiến sâu hơn trong quá trình nghiên cứu hệ thống báo cáo của HSBC.
Theo Phan Thanh Tùng - Lê Thị Ngọc Chung
ĐTCK

Saturday, July 19, 2008

Finance (Vietnam) Professor André FARBER

Professor André FARBER
Solvay Business School

Université Libre de Bruxelles

Finance (Vietnam)

July 12, 2006
Excel solutions for ABYZ(A) and (B) have been posted.
July 10, 2006
The exam is scheduled at this end of this week. I expect that you are all working hard to prepare it.
Here are the formulas that you will receive with the questions.

April 21, 2006
As indicated while in Hanoi, I will update the website to include files used during the course.
Today, I have put two files:
Bond valuation: the Power Point slides used in class
..Capital structure: the Excel file used to illustrate capital structure and WACC calculations

New on this site:
Updated files while in Hanoi and HCMC (April 2004)
Bond Valuation and Duration (Excel file)
Asset Liability Management (ALM) and Duration (Excel File)
Electraviet (Excel file)
Capital budgeting without and with inflation (Excel file)
Microsoft and S&P500 illustration (Excel file)
Discrete probability distribution Monte Carlo Simulation (Excel file)
Normal distribution, confidence interval, Value at Risk (Excel file)
Portfolio decisions (Excel file)
Beta (Power point presentation)
1-period option pricing model (Excel file)
Course review (Power point)
Update for courses taught in April 2004
(posted 29/3/2004)
How to prepare the 2004 exam (posted 17/4/2004)
Solutions to A.Farber's problems
see below (posted 24/5/2000)
Solutions to end of chapters problems in RWJ (Excel Files)
4th ed.
Chap 3 to 10, Chap 21
5th ed.
Chap 3 to 10
, Chap 21
6th ed.
Chap 3 to Chap 25

You will find this site:
1. Class notes for my course
2. Problems to accompany my course
3. Past exams
4. Slides of past conferences in Hanoi

1. Class notes and cases
Course outline

Case Session 1: Electraviet
Class note 1: introduction

Class note 2: capital budgeting - review

Class note 3: bond valuation

Class note 3 : bond valuation (revised April 2006)
NEW
Class note 4: stock valuation

Case Session 2: Asian Balanced Fund
Class note 5: introduction to risk

Class note 6: portfolio selection

Case Session 3: Tran Do
Class note 7: risk and expected return

Case Session 4: ABYZ (A) + Excel Solution
NEW
Class note 8 : capital structure (1)
Case Session 5: ABYZ (B) + Excel Solution
NEW
Class note 9: capital structure (2)
Class note 10: APV and WACC
Capital structure Excel illustration
NEW
Case Session 6: Hong Kong Telecom
Class note 11: introduction to options


2. Problems
Foundations of finance: Ms Xuan (Solution)
Present value: Vietnacom (Solution)
Bond valuation: Trung Bo (Solution) Sea Bank (Solution)
Stock valuation: Saigon Airport Company
Risk and expected return: Aunt Dao (Solution), Tran Nam (Solution)

3. Past exams
Exam 1997

Exam 2000

Exam Hanoi 2002
Exam Saigon 2002

4. Conferences in Hanoi
Conference 1: Capital budgeting and Net Present Value
1. Foundations
2. Cost of capital

3. Financing

Conference 2: Beyond Net Present Value: Real Options
1. Introduction
2. Valuing financial options
3. Valuing real options

Last update: 29/03/02

Thursday, April 26, 2007

Tại sao Roman Abramovich trở lên giầu có?



Xem hình


Tại sao Roman Abramovich trở lên giầu có?

Trả lời: Mua lại các doanh nghiệp khó khăn và cải tổ lại

Roman Abramovich lấy tiền đâu ra để mua?

Trả lời: Ngân hàng và các quỹ đầu tư

Tôi có cơ hội làm được điều đó không?

Bạn hãy tư duy thật sâu và tự cho mình một câu trả lờ
Người giầu nhất nước Anh
không phải là công dân nước này mà là một người Nga đăng ký định cư tại
đây. Đó là tỉ phú Roman Abramovich. Mặc dù vậy, cách đây hơn 5 năm,
ngay ở nước Nga, chẳng có mấy ai biết tới tên ông.



Còn bây giờ, Roman Abramovich đã là một đại gia giàu có bậc nhất thế
giới. Là một nhà tài phiệt với rất nhiều cổ phần chi phối tại hai tập
đoàn dầu mỏ và khai thác nhôm, Roman Abramovich đã thu về những món lợi
nhuận kếch xù. Tổng tài sản của nhà tỉ phú trẻ tuổi này được ước tính
lên tới 7,2 tỉ bảng Anh, tương đương với 13 tỉ USD, gấp đến gần chục
lần tài sản của nữ hoàng Anh Elizabeth.



Sự giàu có nhanh chóng của Roman Abramovich làm tất cả mọi người kinh
ngạc. Như từ dưới đất chui lên, đột nhiên báo giới và công luận liên
tục nhắc đến tên tuổi của đại gia người Nga. Dường như tất cả ai cũng
đều tò mò muốn biết nhà tỉ phú với gương mặt trẻ thơ này đã làm giàu
kiểu gì mà nhanh thế.



Chẳng dễ gì mà biết được các bí quyết làm giàu nhanh chóng của các tỉ
phú, nhất là các tỉ phú mới nổi từ nước Nga. Khi giá trị tài sản của
Roman Abramovich được công bố đã làm rất nhiều người sững sờ ngạc
nhiên. Nhưng khi biết chi tiết tài sản đó, người ta lại càng sững sờ
trước tiềm lực tài chính, kinh tế của nhà tỉ phú này.



Ngoài rất nhiều tài sản có giá trị như biệt thự, đất đai tại London,
Tropez và West Sussex, tàu nghỉ ngoài biển, máy bay chuyên cơ đặc biệt,
Roman Abramovich còn đang chi phối tới 3 tập đoàn kinh tế quan trọng
bậc nhất của nước Nga. Roman Abramovich hiện đang sở hữu tới 80% cổ
phần của Sibneft, tập đoàn dầu mỏ lớn thứ tư thế giới.



Ông cũng đang nắm đúng một nửa số cổ phần của tập đoàn khai thác nhôm
lớn thứ nhì thế giới là Russkiy Aluminiy. Roman Abramovich đã từng là
một đại cổ đông của hãng hàng không Nga Aeroflot với 26% tổng số cổ
phần và mới đây ông đã bán đi 20%. Ngoài ra, không thể quên kể đến việc
Roman Abramovich đang là ông chủ đội bóng đá Chelsea của thành London
với giá trị đầu tư lên tới hàng trăm triệu USD.



Anh hùng gặp thời



Roman Abramovich sinh năm 1967 và là người mang trong mình dòng máu Do
Thái. Mẹ ông là người Nga, còn cha ông là người Do Thái đã định cư tại
Nga hàng trăm năm nay. Roman Abramovich sớm mồ côi cả cha lẫn mẹ. Khi
ông mới 18 tháng, bà Irina, mẹ ông bị bệnh chết. Hơn 2 năm sau, khi
Roman mới 4 tuổi, bố ông là Arkady Abramovich đã chết vì một tai nạn
lao động và ông được người chú nuôi dưỡng.



Có thể nói Abramovich đã có một cuộc sống hết sức bình thường, thậm chí
rất vất vả, ngay từ bé đã phải đi làm kiếm tiền. Cậu chuyên đi lang
thang bán rong đồ chơi bằng nhựa, bằng cao su cho trẻ em. Ngay từ nhỏ,
cậu bé ít nói Roman Abramovich đã tỏ ra không ham muốn học hành mà chỉ
thích kinh doanh kiếm tiền.



Roman chọn làm những thứ mà không ai nghĩ tới và không muốn làm. Chẳng
mất đồng vốn nào, Roman Abramovich đã được thầu trông coi nhà vệ sinh
công cộng trên đường phố Matxcơva và nhanh chóng cai quản, kinh doanh
thành công 15 nhà vệ sinh công cộng.



Mọi sự chỉ thay đổi vào đầu những năm 1990, khi nước Nga có những biến
động dữ dội cả về chính trị và kinh tế. Không chỉ riêng Roman
Abramovich mà rất nhiều người đột nhiên qua đêm trở thành những ông chủ
nhà máy do chính sách tư nhân hóa ào ạt các xí nghiệp quốc doanh của
Chính phủ Nga lúc bấy giờ. Mua lại các doanh nghiệp nhà nước gặp khó
khăn là một cơ hội vàng đối với những người biết thời cuộc, Abramovich
là một trong những người như vậy. Thực ra ở đông Âu và Nga có nhiều
ngàn người đã tranh thủ được cơ hội này. Kiếm được năm bảy triệu đô nhờ
việc mua lại các doanh nghiệp không phải là hiếm tuy nhiên Abramovich
là một trong những người kiếm được nhiều nhất. Vào thời điểm đó tại Nga
Nhà nước không mặn mà gì việc giữ lại các doanh nghiệp nhà nước mà
nhiều năm lỗ triền miên, họ tìm cách cổ phần hoá, tư hữu hoá càng nhanh
càng tốt để thu tiền về cho nhà nước và trông đợi các doanh nghiệp làm
ăn có lãi để có thể thu thuế từ đó.



Những người nhạy bén có thể mua được cả một nhà máy với giá rẻ bất ngờ.



Vấn đề đặt ra là: Tiền đâu để họ mua?



Các ngân hàng thương mại và các quỹ là địa chỉ lý tưởng để trình bầy
những kế hoạch cải tổ các doanh nghiệp mua lại. Nếu một kế hoạch có
triển vọng cộng thêm một số quan hệ có uy tín thì một người mua lại
doanh nghiệp dễ dàng vay được tiền, tài sản thế chấp chính là doanh
nghiệp.



Thế là, năm 1992, khi mới 25 tuổi, Roman Abramovich đã có cổ phần của
một công ty dầu mỏ nhỏ có tên là Runicom. Roman Abramovich kinh doanh
dầu mỏ từ đó và có cơ hội tiếp cận và kết thân với giới tài phiệt và
những người có thế lực. Không ít người cho rằng Roman Abramovich phải
có những đường dây hay mưu mô ghê gớm nào đó mới có thể thâm nhập nền
kinh tế nhanh và sâu như vậy.



Mới vào kinh doanh dầu mỏ, Roman Abramovich đã bị gọi ra tòa về những
nghi ngờ khuất tất trong các phi vụ kinh doanh. 55 toa tàu chở dầu theo
hợp đồng đã bị biến mất mà không có bằng chứng gì cả. Rất may giai đoạn
đó những trường hợp tương tự như vậy ở nước Nga quá nhiều, cộng với
nhiều tác động khác nữa nên vụ bị nghi ngờ trên của Roman Abramovich
không bị điều tra và xét xử đến nơi đến chốn.



Mới 26 tuổi, Roman Abramovich đã trở thành một trợ lý đắc lực và trung
thành của đại gia Boris Berezopvsky. Ông này đồng thời cũng là một ông
trùm có rất nhiều thế lực và ảnh hưởng đến chính trường nước Nga lúc
đó. Nhờ có mối quan hệ thân cận với ông trùm này mà từ một công ty cung
cấp dầu mỏ con con là Runicom, Roman Abramovich đã đến được với tập
đoàn dầu mỏ Sibneft khổng lồ. Rất nhiều người đã nói rằng Roman
Abramovich đã nhập cuộc thị trường với các đại gia một cách nhanh chóng
phi thường chính nhờ sự đỡ đầu của ông trùm đầy quyền lực này.



Roman Abramovich không thừa nhận nhưng cũng chẳng phản đối những đồn
đại đó. Ông tìm cách tự khẳng định mình, đặc biệt khi Boris Berezopvsky
đã thất thế và mất toàn bộ chỗ dựa từ phía chính phủ mới. Cho đến thời
điểm này, Abramovich đã chứng minh khá thuyết phục khả năng của mình.
Chắc chắn rằng ông đã học được không ít điều từ Berezopvsky nổi tiếng.
Ông tìm sự hậu thuẫn về chính trị bằng cách ứng cử thống đốc khu tự trị
Chukotka. Và Roman Abramovich đã thắng lớn với trên 92% số phiếu bầu
của cử tri.



Để có được thắng lợi vang dội và sự khẳng định trên chính trường của
một vùng tự trị rộng gấp 3 lần nước Anh nhưng dân số chưa đến 100.000
người, Roman Abramovich đã tỏ ra rất hào phóng. Ông đã bỏ từ tiền túi
gần 200 triệu euro để xây dựng cơ sở hạ tầng, trường học, nhà trẻ bệnh
viện, siêu thị và cả rạp chiếu bóng cho vùng Chukotka rộng lớn mà nghèo
khó. Tính ra mỗi người dân Chukotka được nhận hơn 2.000 euro từ ông
Thống đốc tỉ phú của mình.



Đam mê bóng đá



Có lẽ chẳng có mấy ai đam mê bóng đá như nhà tỉ phú Roman Abramovich.
Tên tuổi của ông được biết đến khắp nơi trên toàn thế giới không phải ở
chỗ ông là người giàu nhất nước Anh hay là tỉ phú bậc nhất của nước
Nga. Người ta biết đến và kinh ngạc về Roman Abramovich nhờ sự đam mê
bóng đá của ông.



Ai cũng biết đến việc Roman Abramovich bỏ ra trên gần ba trăm triệu
euro để mua và xây dựng lại đội bóng Chelsea có nhiều truyền thống của
thành London. Ngày nay, nói đến Chelsea là phải nói đến tên của Roman
Abramovich. Sự đầu tư có tính cách mạng quyết liệt của Roman Abramovich
tại một câu lạc bộ ngoại hạng Anh đã làm các báo chí tốn không biết bao
nhiêu giấy mực.



Không mấy khi được nghe Roman Abramovich trực tiếp nói về đội bóng
mình, nhưng người ta luôn thấy ông cùng vợ có mặt gần như tại tất cả
các trận đấu của Chelsea. Roman Abramovich luôn làm những người quan
tâm đến bóng đá và đặc biệt là bóng đá Anh phải hồi hộp theo dõi những
hành động của ông đối với đội bóng của mình. Dư luận hồi hộp theo dõi
không biết sắp tới danh thủ nào lại lọt vào tầm ngắm của Roman
Abramovich nữa đây.



Kinh doanh muốn là số 1 thì trong thể thao lại càng phải thế. Sau mùa
bóng đầu tiên chỉ xếp hạng 3, Roman Abramovich đã bỏ ra hơn 100 triệu
euro để “thay máu” đội bóng và thay cả huấn luyện viên. Roman
Abramovich bạo tay đầu tư để nhắm tới một cú đúp trong mơ: Chelsea vừa
vô địch giải ngoại hạng Anh, vừa vô địch Champion Cup.



Cho đến nay khó có thể nói rằng đầu tư của Abramovich vào bóng đá, vào
đội Chelsea là đầu tư kinh doanh hay chỉ là niềm đam mê bóng đá thuần
túy. Tuy còn rất trẻ nhưng Roman có không ít kinh nghiệm đường đời. Với
ông, sự giàu có, tiền bạc đã giúp ông làm được nhiều thứ. Không ít
người cho rằng đây là những thú chơi kỳ quái, vung tiền của các đại gia
tỉ phú ngông cuồng. Nhưng cũng có những nhà phân tích cho rằng Roman
Abramovich đã tính toán khá kỹ khi đầu tư vào bóng đá. Đó không chỉ là
thú vui thuần túy mà có khi còn gắn liền với những ý tưởng muốn tạo ra
danh tiếng. Việc giàu lên quá nhanh có thể tạo ra những hiệu ứng không
tốt trong công chúng và nhà chức trách.



Chắc hẳn Roman Abramovich đã có những nước cờ tính rất xa nhằm đánh
bóng và tạo một hình ảnh quen thuộc và thiện cảm để dễ dàng cho những
hoạt động kinh doanh sau này. Nếu đúng vậy thì quả là Roman Abramovich
đã rất thành công tuy phải tiêu tốn rất nhiều tiền. Mặc dù là người ít
nói và thận trọng với báo giới nhưng thông qua bóng đá, Roman
Abramovich đã trở thành con người quen thuộc, và thậm chí hình ảnh của
ông trở nên có thiện cảm với nhiều người. Những xoi mói về cách làm
giàu, về những nghi ngờ trong thuế hay gian lận gì đó vì thế rất có thể
đã bị chìm đi dễ dàng hơn trước những sự kiện bóng đá nóng hổi và đầy
kịch tính.



Làm nhiều tiêu nhiều



Đó chính là triết lý sống của Roman Abramovich. Trong khi người giàu
thứ hai nước Anh hiện nay là Hans Rausing nổi tiếng về sự tằn tiện,
tiết kiệm tối đa, thì Roman Abramovich ngược lại hoàn toàn. Roman
Abramovich còn rất trẻ, ông thuộc thế hệ khác. Cách kiếm tiền của ông
chẳng thể biết hết, chỉ biết là rất nhanh. Và Roman Abramovich cũng
tiêu tiền nhanh như ông kiếm được. Nếu như đầu tư vào bóng đá còn được
gọi là đam mê cuồng nhiệt của một tỉ phú là cổ động viên bóng đá, thì
việc mua sắm những thứ xa xỉ với giá trên trời bị không ít người gọi là
thú vui ngông cuồng.



Roman Abramovich đang sở hữu nhiều tài sản có một không hai. Chiếc tàu
“Pelorus” mà Roman Abramovich đặt hãng đóng tàu nghỉ cao cấp Blom+Vos
Repair thực hiện quả là một lâu đài xa hoa tráng lệ di động trên biển.
Về mức độ hiện đại và sang trọng thì con tàu dài 114 mét, rộng 20 mét
này hiện vẫn đang đứng thứ nhất thế giới. Roman Abramovich thuê hẳn
hãng “Blue Ocean Yacht” nổi tiếng chuyên tu dưỡng, chăm sóc và quản lý
tàu để ông có thể bất chợt sử dụng vào bất cứ tại thời điểm nào. Ngoài
ra, Roman Abramovich còn có 2 lâu đài di động tương tự như vậy là tàu
“Ecstasea” và “le Grand Bleu”.



Hiện nay, nhiều người đang hồi hộp theo dõi cuộc găng đua không chính
thức nhưng rất thú vị giữa 2 tỉ phú Roman Abramovich và Paul Allen. Cả
hai đại tỉ phú đều ngấm ngầm muốn mình là người có nhiều lâu đài di
động trên biển nhất và hiện đại nhất. Chiếc tàu “Pelorus” trị giá 72
triệu bảng Anh của Roman lại được đưa vào xưởng để hiện đại hóa hơn nữa
và lắp đặt bổ sung một sân bay trực thăng trên nóc. Trên biển thế nào
thì trên không cũng phải vậy. Ông chủ Roman Abramovich đã không tiếc
tiền để đặt một chiếc máy bay Boeing 767 mang tên “Tổng thống” cho
riêng mình.